Việc chuyển từ ống kim loại sang Ống HDPE đang là xu hướng chung trên thế giới do những ưu thế của ống HDPE so với ống gang dẻo hay thép, theo các chuyên gia.
Trao đổi với VietNamNet về việc Hà Nội nên chọn lựa chất liệu nào cho đường ống nước sông Đà số 2, ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đang chuyển từ ống kim loại sang sử dụng ống nhựa như HDPE (Hight Density Poli Etilen - Poli Etilen mật độ cao).
Vật liệu Polyethylen bắt đầu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng những năm 50 của thế kỷ 20. Đến khoảng giữa những năm 90, công nghệ vật liệu Polyethylen đạt được bước phát triển vượt bậc với sự ra đời của vật liệu Polyethylen mật độ cao (HDPE).
Tỷ trọng của vật liệu PE tỉ lệ thuận với độ dãn dài, tính đàn hồi cũng như tính kháng ăn mòn và hóa chất của vật liệu. Các loại vật liệu HDPE hiện nay có tỉ trọng tiêu chuẩn từ 950-965kg/m3, trong đó chất lượng cao nhất là là loại PE100. Theo tiêu chuẩn này, các loại ống PE có độ bền lên tới 50 năm, loại PE chất lượng cao (HDPE) có độ bền kéo dài tới 100 năm.
Theo ông Hưng, các loại ống HDPE chất lượng cao hiện nay có độ bền không kém gì các loại ống kim loại như gang dẻo hay thép nhưng lại ít bị ăn mòn như ống kim loại. Quan trọng hơn, ưu thế của ống nhựa HDPE là khả năng uốn dẻo cao giúp ống có thể uốn theo các rãnh và vòng qua các chướng ngại vật tại nơi lắp đặt.
"Độ dẻo" của ống HDPE cũng đặc biệt thích hợp với những khu vực thi công đường ống có nền đất yếu, hay xảy ra động đất do ống làm bằng loại vật liệu này có thể "thích nghi" được với các chuyển động của mặt đất, ông Hưng cho hay.
Ngoài ra, so với ống gang dẻo được nối bằng các gioăng cao su, ống HDPE được nối bằng các mối hàn nhiệt bền hơn. "Việc nối bằng công nghệ hàn nhiệt cho phép độ đồng nhất của đường ống sẽ cao hơn và hạn chế khả năng bị hư hỏng do ăn mòn ở các mối nối như ống gang dẻo", ông Hưng phân tích.
Bên cạnh đó, so với ống gang dẻo có độ dài chỉ chừng 8-10m mỗi ống, các loại ống nhựa HDPE có thể có chiều dài lên tới 50m và có thể dài hơn nhiều đối với đường ống cỡ nhỏ, giúp tuyến đường ống giảm được các mối nối dễ bị ăn mòn.
Ngoài ra, so với ống gang, HDPE cũng có nhiều điểm ưu thế hơn như trọng lượng nhẹ giúp quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Hiện tượng rò rỉ nước, hư hỏng tại các mối nối cũng ít xảy ra hơn so với các loại ống từ vật liệu khác…
Nhờ những ưu thế trên, hiện tại việc sử dụng ống như HDPE đang trở thành xu hướng trong các công trình cấp và thoát nước. Theo một nghiên cứu về thị trường ống cấp và thoát nước của Freedonia, các loại ống nhựa hiện đang chiếm ưu thế với 55% thị phần toàn thế giới và sẽ tăng mạnh trong tương lai, trong đó, các loại ống HDPE với công nghệ mới sẽ thay thế dần ống nhựa PVC.
Một điểm quan trọng khác, theo ông Hưng, là việc sử dụng ống HDPE an toàn hơn là ống gang. Theo phân tích của ông Hưng, ông nhựa HDPE không có chứa các thành phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe như các loại ống khác vốn phải sử dụng lớp phủ để chống ăn mòn hay đảm bảo độ bền.
Ống gang dẻo chứa đựng nhiều nguy cơ nếu quá trình sản xuất không đảm bảo chất lượng.
Chẳng hạn như ống gang dẻo được phủ bên trong thành ống bởi một lớp xi-măng để tăng độ bền và chống ăn mòn. Tuy nhiên, lớp phủ này sẽ tạo ra nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng nếu như chất lượng lớp phủ này không đảm bảo.
Ngoài ra, về chất lượng ống cũng cần kiểm soát chặt chẽ vì gang dẻo muốn đảm bảo chất lượng cần phải đảm bảo quá trình sản xuất, phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nó về độ cầu hóa, theo ông Hưng.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, TS Đoàn Đình Phương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng khẳng định, nếu sử dụng ống gang dẻo của các nhà thầu Trung Quốc thì cần phải kiểm tra chặt chẽ từ các khâu sản xuất cho tới khâu kiểm nghiệm sản phẩm ở hiện trường để đảm bảo an toàn.
Theo phân tích của TS Phương, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nằm chính ở chất lượng lớp phủ bên trong của ống gang dẻo nếu không sản xuất đảm bảo chất lượng, do đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với nước.
TS Phương cho rằng, việc phân tích ưu nhược điểm của các loại vật liệu cần nhiều thời gian, và loại vật liệu nào cũng có những ưu khuyết điểm của nó, song vị Phó viện trưởng Viện Vật liệu cho rằng, cái cần quan tâm chính là chất lượng trong quá trình sản xuất. "Với những nhà cung cấp không uy tín thì chúng ta - những người mua phải kiểm soát chất lượng ngay trong quá trình sản xuất thì mới có thể yên tâm được", TS Phương khẳng định".
Trong khi đó, ông Trần Quang Hưng thì cho rằng, quan điểm của cá nhân ông là nên sử dụng ống HDPE thay vì ống gang dẻo. Bởi lẽ, theo ông Hưng, bên cạnh các ưu thế về vật liệu, về mặt cung ứng, nếu sử dụng ống HDPE thì Hà Nội cũng có nhiều lựa chọn hơn.
"Khác với loại ống gang dẻo ít nhà cung ứng loại ống lớn, với ống HDPE, các đơn vị có thể cung ứng các loại đường ống kích thước lớn, chất lượng cao khá nhiều. Ngay ở trong nước cũng có ít nhất 2 đơn vị có thể cung cấp loại ống HDPE chất lượng cao với đường kính lên tới 2m", theo thông tin từ ông Hưng.
Ông Trần Quang Hưng cũng kiến nghị Hà Nội không nên xây dựng 1 đường ống lớn với đường kính lên tới 1,8m mà nên xây thành 2 đường ống với đường kính 1-1,2m.
Theo ông Hưng, việc công ty Vinaconex thiết kế đường ống lên tới 1,8m để đảm bảo công suất của nhà máy nước sông Đà chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn vật liệu thi công đường ống tưới cấp nước.
Trước đó, tại theo thông tin từ Vinaconex thì việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo là vì trên thế giới không có nhiều nhà cung cấp đường ống gang dẻo có kích thước lên tới 1,8m.
Theo phân tích của ông Hưng, việc sử dụng 2 đường ống cấp nước có kích thước nhỏ tuy làm tăng chi phí nhưng về lâu dài sẽ có lợi vì khi một đường ống gặp sự cố sẽ còn một đường ống khác, không gây ra tình cảnh mất nước hàng loạt cho Hà Nội như thời gian qua.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các đường ống nhỏ cũng đang là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. "Đây chính là lý do rất ít nhà sản xuất cung ứng các loại đường ống nước có kích thước lớn dù là loại vật liệu nào", ông Hưng cho hay.
Trao đổi với VietNamNet về việc Hà Nội nên chọn lựa chất liệu nào cho đường ống nước sông Đà số 2, ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đang chuyển từ ống kim loại sang sử dụng ống nhựa như HDPE (Hight Density Poli Etilen - Poli Etilen mật độ cao).
Vật liệu Polyethylen bắt đầu được nghiên cứu và đưa vào sử dụng những năm 50 của thế kỷ 20. Đến khoảng giữa những năm 90, công nghệ vật liệu Polyethylen đạt được bước phát triển vượt bậc với sự ra đời của vật liệu Polyethylen mật độ cao (HDPE).
Tỷ trọng của vật liệu PE tỉ lệ thuận với độ dãn dài, tính đàn hồi cũng như tính kháng ăn mòn và hóa chất của vật liệu. Các loại vật liệu HDPE hiện nay có tỉ trọng tiêu chuẩn từ 950-965kg/m3, trong đó chất lượng cao nhất là là loại PE100. Theo tiêu chuẩn này, các loại ống PE có độ bền lên tới 50 năm, loại PE chất lượng cao (HDPE) có độ bền kéo dài tới 100 năm.
Theo ông Hưng, các loại ống HDPE chất lượng cao hiện nay có độ bền không kém gì các loại ống kim loại như gang dẻo hay thép nhưng lại ít bị ăn mòn như ống kim loại. Quan trọng hơn, ưu thế của ống nhựa HDPE là khả năng uốn dẻo cao giúp ống có thể uốn theo các rãnh và vòng qua các chướng ngại vật tại nơi lắp đặt.
"Độ dẻo" của ống HDPE cũng đặc biệt thích hợp với những khu vực thi công đường ống có nền đất yếu, hay xảy ra động đất do ống làm bằng loại vật liệu này có thể "thích nghi" được với các chuyển động của mặt đất, ông Hưng cho hay.
Ngoài ra, so với ống gang dẻo được nối bằng các gioăng cao su, ống HDPE được nối bằng các mối hàn nhiệt bền hơn. "Việc nối bằng công nghệ hàn nhiệt cho phép độ đồng nhất của đường ống sẽ cao hơn và hạn chế khả năng bị hư hỏng do ăn mòn ở các mối nối như ống gang dẻo", ông Hưng phân tích.
Bên cạnh đó, so với ống gang dẻo có độ dài chỉ chừng 8-10m mỗi ống, các loại ống nhựa HDPE có thể có chiều dài lên tới 50m và có thể dài hơn nhiều đối với đường ống cỡ nhỏ, giúp tuyến đường ống giảm được các mối nối dễ bị ăn mòn.
Ngoài ra, so với ống gang, HDPE cũng có nhiều điểm ưu thế hơn như trọng lượng nhẹ giúp quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Hiện tượng rò rỉ nước, hư hỏng tại các mối nối cũng ít xảy ra hơn so với các loại ống từ vật liệu khác…
Nhờ những ưu thế trên, hiện tại việc sử dụng ống như HDPE đang trở thành xu hướng trong các công trình cấp và thoát nước. Theo một nghiên cứu về thị trường ống cấp và thoát nước của Freedonia, các loại ống nhựa hiện đang chiếm ưu thế với 55% thị phần toàn thế giới và sẽ tăng mạnh trong tương lai, trong đó, các loại ống HDPE với công nghệ mới sẽ thay thế dần ống nhựa PVC.
Một điểm quan trọng khác, theo ông Hưng, là việc sử dụng ống HDPE an toàn hơn là ống gang. Theo phân tích của ông Hưng, ông nhựa HDPE không có chứa các thành phần gây ảnh hưởng tới sức khỏe như các loại ống khác vốn phải sử dụng lớp phủ để chống ăn mòn hay đảm bảo độ bền.
Chẳng hạn như ống gang dẻo được phủ bên trong thành ống bởi một lớp xi-măng để tăng độ bền và chống ăn mòn. Tuy nhiên, lớp phủ này sẽ tạo ra nguy cơ ảnh hưởng tới chất lượng nước, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng nếu như chất lượng lớp phủ này không đảm bảo.
Ngoài ra, về chất lượng ống cũng cần kiểm soát chặt chẽ vì gang dẻo muốn đảm bảo chất lượng cần phải đảm bảo quá trình sản xuất, phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn của nó về độ cầu hóa, theo ông Hưng.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, TS Đoàn Đình Phương, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng khẳng định, nếu sử dụng ống gang dẻo của các nhà thầu Trung Quốc thì cần phải kiểm tra chặt chẽ từ các khâu sản xuất cho tới khâu kiểm nghiệm sản phẩm ở hiện trường để đảm bảo an toàn.
Theo phân tích của TS Phương, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nằm chính ở chất lượng lớp phủ bên trong của ống gang dẻo nếu không sản xuất đảm bảo chất lượng, do đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với nước.
TS Phương cho rằng, việc phân tích ưu nhược điểm của các loại vật liệu cần nhiều thời gian, và loại vật liệu nào cũng có những ưu khuyết điểm của nó, song vị Phó viện trưởng Viện Vật liệu cho rằng, cái cần quan tâm chính là chất lượng trong quá trình sản xuất. "Với những nhà cung cấp không uy tín thì chúng ta - những người mua phải kiểm soát chất lượng ngay trong quá trình sản xuất thì mới có thể yên tâm được", TS Phương khẳng định".
Trong khi đó, ông Trần Quang Hưng thì cho rằng, quan điểm của cá nhân ông là nên sử dụng ống HDPE thay vì ống gang dẻo. Bởi lẽ, theo ông Hưng, bên cạnh các ưu thế về vật liệu, về mặt cung ứng, nếu sử dụng ống HDPE thì Hà Nội cũng có nhiều lựa chọn hơn.
"Khác với loại ống gang dẻo ít nhà cung ứng loại ống lớn, với ống HDPE, các đơn vị có thể cung ứng các loại đường ống kích thước lớn, chất lượng cao khá nhiều. Ngay ở trong nước cũng có ít nhất 2 đơn vị có thể cung cấp loại ống HDPE chất lượng cao với đường kính lên tới 2m", theo thông tin từ ông Hưng.
Ông Trần Quang Hưng cũng kiến nghị Hà Nội không nên xây dựng 1 đường ống lớn với đường kính lên tới 1,8m mà nên xây thành 2 đường ống với đường kính 1-1,2m.
Theo ông Hưng, việc công ty Vinaconex thiết kế đường ống lên tới 1,8m để đảm bảo công suất của nhà máy nước sông Đà chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc lựa chọn vật liệu thi công đường ống tưới cấp nước.
Trước đó, tại theo thông tin từ Vinaconex thì việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo là vì trên thế giới không có nhiều nhà cung cấp đường ống gang dẻo có kích thước lên tới 1,8m.
Theo phân tích của ông Hưng, việc sử dụng 2 đường ống cấp nước có kích thước nhỏ tuy làm tăng chi phí nhưng về lâu dài sẽ có lợi vì khi một đường ống gặp sự cố sẽ còn một đường ống khác, không gây ra tình cảnh mất nước hàng loạt cho Hà Nội như thời gian qua.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các đường ống nhỏ cũng đang là xu thế chung của các quốc gia trên thế giới. "Đây chính là lý do rất ít nhà sản xuất cung ứng các loại đường ống nước có kích thước lớn dù là loại vật liệu nào", ông Hưng cho hay.
Nhận xét
Đăng nhận xét