Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải
Thủ tướng: “Chính phủ không đi bán bia, bán sữa”
Theo ông Mai Tiến Dũng, về công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước được Chính phủ chỉ đạo thực hiện với tinh thần công khai minh bạch, phải niêm yết trên sàn chứng khoán, phải đấu thầu, đấu giá, phải có tư vấn và phải dẫn chiếu theo giá thị trường… Các khâu thực hiện phải dưới sự sự giám sát của người dân.
Trong cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước, Chính phủ cũng xác định tinh thần sẽ không khống chế các doanh nghiệp, chỉ cần làm sao vẫn giữ được thương hiệu quốc gia, thu được lợi ích cao nhất, hiệu quả cao nhất cho Nhà nước, từ đó, sử dụng nguồn tiền thu về một cách minh bạch, mang lại lợi ích cho người dân.
Trao đổi thêm với phóng viên Dân Trí về vấn đề này tại cuộc họp báo chiều nay, ông Mai Tiến Dũng khẳng định, vấn đề cổ phần hóa và bán vốn Nhà nước là vấn đề lớn được Nhà nước chú trọng và nhân dân quan tâm. Chủ trương là yêu cầu tất cả các doanh nghiệp khi thoái vốn đều phải niêm yết trên thị trường chứng khoán.
“Trong khi đó Sabeco và Habeco chưa niêm yết, không thể hiện đúng tinh thần của Luật. Trong việc này Thủ tướng yêu cầu, ngay sau cuộc họp, hai công ty này phải làm ngay việc niêm yết, để tạo minh bạch về tài chính. Có giao dịch trên sàn, lấy giá giao dịch để dẫn chiếu, nghiên cứu thêm làm cơ sở đưa ra mức giá khởi điểm khi thoái vốn Nhà nước, và cũng tính toán được về sức mua của nhà đầu tư”, ông Dũng cho hay.
Ngoài ra, người phát ngôn Chính phủ cũng nhấn mạnh: “Niêm yết là chuyện bắt buộc chứ không phải có thể niêm yết hay không niêm yết”.
Bán hết vốn khỏi Sabeco, Habeco có ngày 49.000 tỷ đồng
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đỗ Thắng Hải, người phát ngôn của Bộ Công Thương cho biết thêm, hiện tại, cả Sabeco và Habeco đều đã thực hiện cổ phần hóa. Tại Habeco, hiện tại Nhà nước đang nắm giữ 81,79% vốn điều lệ. Còn tại Sabeco, Nhà nước sở hữu 89,59%. Do quy mô vốn của hai doanh nghiệp này khác nhau nên Bộ Công Thương trình lộ trình thoái vốn của từng doanh nghiệp lên Chính phủ cũng khác nhau.
Cụ thể, ông Hải cho biết, theo tờ trình của Bộ Công Thương, Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 81,79% tại Habeco tương đương với 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2016.
Còn tại Sabeco do doanh nghiệp này có quy mô lớn nên Bộ Công Thương đề nghị sẽ chia lộ trình thoái vốn làm 2 đợt: Đợt 1 thoái 53,59% trong năm 2016 dự kiến thu về 24.000 tỷ đồng; 36% cổ phần còn của Nhà nước tại doanh nghiệp này sẽ được thoái hết trong năm 2017, ước thu về 16.000 tỷ đồng, sau khi Sabeco đã thực hiện niêm yết trên sàn chứng khoán.
Đại diện Bộ Công Thương khẳng định, hoạt động thoái vốn sẽ được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Cạnh tranh, các luật chống độc quyền và các quy định khác.
Trước mắt, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Habeco và Sabeco thực hiện niêm yết, sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bộ sẽ triển khác các công việc khác như thuê tư vấn để xác định giá, thực hiện đấu giá công khai theo thông lệ quốc tế. Giá bán sẽ được xác định thông qua tư vấn độc lập (có thể là các nhà tư vấn nước ngoài), giá niêm yết trên sàn chứng khoán. Các nhà đầu tư không phân biệt trong nước hay ngoài nước đều có thể tham gia đấu giá.
Nói với Dân Trí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Quyết định 51 ngày 15/9/2014 về thoái vốn và bán cổ phần của doanh đã quy định rất rõ: 90 ngày sau khi doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa là đã phải làm thủ tục để trở thành công ty đại chúng và nếu đủ điều kiện thì sau 1 năm phải niêm yết trên thị trường chứng khoán.
“Hiện nay việc niêm yết trên thị trường chứng khoán là việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa. Tiến độ này cần được đẩy mạnh và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật”, đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Bích Diệp
Nhận xét
Đăng nhận xét