ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Công bố thông tin: 100% "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước “phớt lờ” quy định của Chính phủ Chuyển đến nội dung chính

Công bố thông tin: 100% "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước “phớt lờ” quy định của Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) - cơ quan được Chính phủ giao trọng trách tập hợp các báo cáo về tình hình thực hiện công bố thông tin theo Nghị định 81 - vừa có báo cáo chi tiết về kết quả sau 9 tháng Nghị định 81 đi vào đời sống.

Cụ thể, báo cáo của Bộ KH&ĐT chỉ rõ những DN trì trệ, cố tình phớt lờ công bố thông tin theo quy định của Chính phủ, trong đó nổi lên là các ông lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), TCT Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), TCT Giấy Việt Nam, TCT Cà phê Việt Nam (Vinacafe), TCT Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), TCT Sông Đà, TCT Thiết bị y tế Việt Nam...

Mặc dù Nghị định của Chính phủ yêu cầu các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước phải có trách nhiệm công bố thông tin. Tuy nhiên, hiện 100% các lãnh đạo doanh nghiệp không tuân thủ quy định.

Mặc dù Nghị định của Chính phủ yêu cầu các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước phải có trách nhiệm công bố thông tin. Tuy nhiên, hiện 100% các lãnh đạo doanh nghiệp không tuân thủ quy định.

Bộ KH&ĐT khẳng định: "Đây là những đơn vị chưa thực hiện công bố công khai bất cứ một nội dung nào về công bố thông tin theo quy định".

Theo Bộ KH&ĐT, trong số 31 TĐ, TCT Nhà nước được lệnh công bố, chỉ có duy nhất 1 DN là TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) thực hiện công bố 6/7 báo cáo đến thời hạn công bố. Dù chưa đủ, nhưng đây là đơn vị duy nhất thực hiện nghiêm túc Nghị định và chỉ đạo của Chính phủ.

Tính đến thời điểm công bố thông tin theo quy định ngày 31/7/2016, Bộ KH&ĐT khẳng định mới có 110/432 DN thực hiện công bố thông tin, trong đó công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) và đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2016 (thời hạn không muộn hơn 31/3 theo quy định của Nghị định 81) mới có 67/432 DN thực hiện.

Công bố báo cáo đánh giá thực hiện kế hoạch SXKD hàng năm và 3 năm gần nhất tính đến năm báo cáo (thời hạn công bố không muộn hơn ngày 20/6), mới có 35/432 DN thực hiện. Công bố báo cáo kết quả sắp xếp, đổi mới DN trong năm 2015 (thời hạn công bố không muộn hơn ngày 31/3 năm 2016), mới có 57/432 DN thực hiện.

Công bố báo cáo tài chính 2015 (thời hạn không muộn hơn ngày 31/5), mới có 44/432 DN thực hiện. Và công bố báo cáo tiền lương, tiền thưởng 2015 (thời hạn công bố không quá 31/3, mới có 75/432 DN thực hiện.

Theo Cổng thông tin sau 9 tháng kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực, kết quả công bố thông tin DNNN đang cho thấy nhiều DN không công bố theo quy định. Điều này ảnh hưởng đến việc giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của DN. Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng công bố thông tin là về tình hình tài chính, cơ cấu và sắp xếp lại DNNN, do đó việc chậm trễ công bố thông tin ảnh hưởng đến kế hoạch tái cơ cấu các Tập đoàn, TCT Nhà nước và các DNNN trực thuộc Bộ, ngành.

Nghị định 81/2015/NĐ-CP được ban hành tháng 9/2015 và chính thức có hiệu lực vào tháng 11/2015. Tại Nghị định này, các DNNN là các tập đoàn, tổng công ty đều phải có trách nhiệm công bố thông tin về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình đầu tư phát triển của năm hiện tại hoặc các năm trước đó. Báo cáo tài chính của năm hoạt động hoặc kế hoạch đổi mới sắp xếp theo chủ trương tái cơ cấu, cổ phần hóa...

Về quy định xử phạt, Nghị định nêu rõ, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm các quy định như: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin; nội dung công bố thông tin không trung thực theo quy định tại Nghị định

Trong trường hợp người đại diện vốn Nhà nước, Chủ tịch tập đoàn, Tổng công ty không kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp, dẫn đến tình hình hoạt động của DN lâm vào tình trạng khó khăn, gây thất thoát vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước áp dụng hình thức kỷ luật từ hạ bậc lương đến buộc thôi việc và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý hình sự đối với người quản lý DN.

Theo quy định, chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày Nghị định 81 có hiệu lực thi hành, DN có trách nhiệm công bố thông tin bằng văn bản, dữ liệu gửi về Bộ KH&ĐT. Tuy nhiên, đến nay đã vượt 3 tháng quy định, các ông lớn Nhà nước vẫn lờ đi chủ trương, quy định lớn của Chính phủ. Việc đầu tư phát triển, duy trì hoạt động sản xuất mà không công bố thông tin để Chính phủ, người dân giám sát ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, kiểm soát đầu tư và đặc biệt là khả năng sử dụng sai tài sản Nhà nước trong quá trình dài khi các DNNN không chịu áp dụng và thực hiện theo các quy chuẩn của kế toán quốc tế.

Nguyễn Tuyền

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy  

Tại sao nên chọn ống nhựa ppr cho hệ thống cấp nước căn nhà của bạn?

Hệ thống cấp nước,  ống thoát nước  bên trong tòa nhà là một phần không thể thiếu để xây dựng và hoàn thiện căn nhà hoàn hảo của bạn, nếu bạn lựa chọn sản phẩm không tốt sẽ mang lại rất nhiều rắc rối và phiền phức khi đi vào sử dụng và về sau này. Giải pháp cho hệ thống cấp thoát nước trong kiến trúc nhà ở là ống PPR Dismy. Lý do nên chọn ống nhựa PPR Dismy: Ưu điểm vượt trội của ống PPR so với các loại ống khác 1. Có khả năng chịu được áp lực cao hơn hẳn ống PVC, ngang với ống phức hợp, chỉ thua ống kim loại. 2. Chịu được va đập cơ học tốt, kể cả động đất, vượt trội hơn hẳn so với ống PVC dễ bị nứt dưới tác động của tia tử ngoại, và ống kim loại dễ vị cong vênh. 3. Có tuổi thọ cao nhất trong các loại ống, tùy thuộc vào chất lượng của các hãng cung cấp mà tuổi thọ của  ống PPR  có thể dao động từ 20 lên tới 100 năm. 4. Khả năng chống ăn mòn hóa học cực tốt, không bị oxy hóa trong môi trường ẩm 5. Ưu việt hơn hẳn với độ trơn nhẵn của lòng ống chống

‘Vương quốc’ trong ống thoát nước có 6000 người sinh sống, buổi tối mới chui lên

Rumani vốn nổi tiếng là vùng đất sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới cùng với sự lãng mạn và hoài niệm về quá khứ thông qua những ly rượu. Đặc biệt, đất nước này còn có hệ thống kiến trúc nhà thờ độc đáo hấp dẫn khách du lịch tới chiêm ngưỡng và du lịch. Du khách đến đây không biết được rằng ngoài sự nhộn nhịp trên mỗi con đường của thành phố vẫn còn có một “Vương quốc ngầm dưới lòng đất”. ‘Vương quốc’ trong  ống thoát nước   có 6000 người sinh sống Thủ đô Bucharest (Rumani) được nhiều nước ví von như là một “người họ hàng” của thủ đô Paris, Pháp. Nơi đây còn nổi tiếng bởi ‘thế giới ngầm’ được cấu thành từ hệ thống đường ống thoát nước khổng lồ dưới lòng thành phố. Đây là nơi cư ngụ của những người lang thang, người bị bệnh lao đang chờ chết trong bóng tối. Gần đây, bộ phim tài liệu phát trên Kênh 4 của Anh đã tiết lộ cảnh tượng thật về thủ đô Bucharest. Nơi đây có khoảng 6.000 người vô gia cư sinh sống, trong đó có nhiều trẻ mồ côi, người nghiện ma túy, nhiễm HIV và mắc bệnh lao.