ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới “Ông trùm” BOT không ngại Quốc hội giám sát Chuyển đến nội dung chính

“Ông trùm” BOT không ngại Quốc hội giám sát

“Dư luận là chuyện của dư luận”

Chia sẻ với báo chí bên hàng lang Quốc hội về việc đưa nội dung quản lý và giám sát việc đầu tư và thu phí BOT vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Phạm Quang Dũng (Chủ tịch Công ty Tasco) nói: “Giám sát là rất tốt, mình còn muốn mời các cơ quan vào để giám sát, chứ không phải ngại ngùng”.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco - tân ĐBQH khóa XIV

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tasco - tân ĐBQH khóa XIV

Ông Dũng cho rằng, để cho chất lượng đầu tư, sản phẩm của nhà đầu tư cung cấp cho xã hội tốt thì đương nhiên phải có hệ thống giám sát.

“Phải giám sát mới biết rõ được, chứ giờ cứ nghe người dân nói thế này, người dân nói thế kia. Nói thì chúng ta phải nghe nhưng cũng phải tìm hiểu kỹ, giám sát để xem dân họ nói như thế có đúng hay không?” – Chủ tịch Tasco, "ông trùm" trong lĩnh vực BOT - nêu quan điểm.

Trước sự phản ánh mạnh mẽ của dư luận về những bất cập trong thực tiễn thu phí BOT cũng như sự nghi ngờ của các đại biểu Quốc hội khác về sự bất minh khi đầu tư, xây dựng các dự án BOT, ông Phạm Quang Dũng cho rằng, “dư luận là chuyện của dư luận, và con người có quyền bình luận, mình làm đúng thì không sợ gì cả”.

Theo vị đại biểu, trong thời gian triển khai BOT theo đúng nghĩa là đầu tư đường cao tốc, nếu ai có nhu cầu thì đi đường cao tốc mà không có nhu cầu thì đi đường cũ, người dân không có ý kiến gì.

Vấn đề là từ đâu mà phải đầu tư như thế? Gốc rễ là từ ngân sách. Nguồn thu ngân sách hạn hẹp trong khi đường quốc lộ quá xuống cấp nên nếu không đầu tư thì không thể phát triển kinh tế được.

“Ai cũng nhận thức được rằng đường càng to đến đâu thì giàu có, phát triển đến đó. Nhưng giờ ngân sách không có để đầu tư, Nhà nước và Bộ Giao thông kêu gọi tư nhân vào đầu tư, rồi ông Bí thư, Chủ tịch các tỉnh cũng mời gọi về đầu tư. Bức xúc lắm nếu như không có giao thông phát triển. Đó là nhu cầu chính đáng”, ông Dũng nhận định.

“Tôi vinh dự, tự hào”

Tuy nhiên, “ông chủ” Tasco cũng thừa nhận, vấn đề đặt ra đối với BOT hiện nay đó là tình trạng đầu tư trong một chặng đường quá nhiều trạm.

“Tôi là người làm người vận tải, làm người dân thì cũng phản ứng, bức xúc. Người dân phản ánh là đúng, nên Nhà nước, Chính phủ cần phải xem xét và quy hoạch lại”, ông Dũng nói. Đồng thời, vị đại biểu cũng đề nghị, “khi Nhà nước không có tiền kêu gọi đầu tư, mà Nhà nước cho làm rồi, dân họ kêu thì phải giải thích và nói cho người dân thông cảm, vì điều kiện Nhà nước không có tiền, tư nhân vào đầu tư thì phải chia sẻ với Nhà nước”.

Ông Dũng cũng lật lại vấn đề khi nhiều đại biểu phản ánh cử tri bức xúc về việc các trạm thu phí cao, không hợp lý: “Cứ nói chi phí giao thông làm tăng giá thành sản phẩm, nói là cao nhưng cao bao nhiêu, cao so với cái gì? Có thể tính được ngay trên cơ sở phí giao thông, đi trong chặng đường bao nhiêu. Cứ so sánh phí giao thông và giá thành sản phẩm hàng hóa của Việt Nam với các nước trong cùng trong khu vực xem của ta cao hay thấp? Nếu thực sự giá thành sản phẩm hàng hóa của ta cao hơn các nước trong khu vực có nghĩa là hàng hóa của ta không cạnh tranh được, ta phải dừng ngay, để khắc phục đã. Chứ giờ cứ ào ào đầu tư, dân họ kêu mà không biết chi phí là bao nhiêu”.

Vị chủ tịch Tasco cũng đặt ra bài toán chi phí cơ hội, theo đó, nếu không có đầu tư BOT, người dân, doanh nghiệp sử dụng đường xấu, hẹp, làm giảm tốc độ vận chuyển, chưa kể sự cố hỏng hóc, chi phí thời gian, tăng thêm nhiên liệu, tăng phí khấu hao.... Như vậy, nếu so với phí BOT hiện nay thì cái nào hơn?

“Quê tôi ở Nam Định, về đến Hải Hậu quê tôi ngày xưa là 5 tiếng, giờ chỉ đi có hơn 2 tiếng, thì cái nào lợi hơn?”, ông Dũng tính toán.

Phản ứng trước các thông tin cho rằng “ông trùm” Tasco lãi khủng, ông Dũng nói: “Cần xem lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp tôi lãi ở đâu?”. Theo khẳng định của ông Dũng, những năm đầu công ty hạch toán lãi nhưng không có dòng tiền, vì thu trả lãi vay còn chưa đủ, đến năm thứ tư, thứ năm mới trả được một phần nợ gốc.

“Kỳ đầu tiên tôi tham gia vào nghị trường, cũng rất vinh dự và tự hào rằng là dân đã tín nhiệm, bầu mình. Như thế có nghĩa chứng tỏ là khả năng cung cấp của mình với xã hội, và người dân đã được người ta thừa nhận. Cả đời cống hiến và làm việc, cái cuối cùng là giúp được nhiều hơn cho xã hội, người dân và cho nhiều người. Càng giúp cho nhiều người thành công tức là mình thành công”, ông Phạm Quang Dũng nói.

Bích Diệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy  

Cuộc chiến trong ngành ống nhựa

Sức ép M&A dữ dội từ các đối thủ nước ngoài buộc các doanh nghiệp  ống nhựa  trong nước phải tìm thế phá vây. Cuộc gọi lúc nửa đêm của Hana Trương, đại diện một quỹ đầu tư mạo hiểm vào thị trường mới nổi tại thung lũng Silicon, làm ông Hùng thức giấc. Hơn 2 tháng trước, khi cầm trong tay giấy phép gia hạn nhập khẩu nguyên liệu nhựa, vị chủ tịch doanh nghiệp với 25 năm kinh nghiệm trong nghề nhựa này vẫn trăn trở về nguồn vốn lưu động kinh doanh. Mặc dù dự đoán đúng được xu thế tăng giá nhựa nguyên liệu trước biến thiên đi lên ngắn hạn của giá dầu, nhưng cái khó của việc xin tài trợ thương mại L/C từ các ngân hàng nội địa vào thời điểm cuối năm làm cho ông phải suy nghĩ và quyết tâm tìm những cánh cửa mới. Đêm nay, với quyết định đồng thuận rót hơn 1,5 triệu USD cấp vốn giai đoạn I từ quỹ đầu tư Mỹ đã giúp ông thực hiện được lời hứa về cái Tết sung túc cho hơn 300 nhân viên công ty tại Bình Dương. Tuy nhiên, mùa xuân của hơn 3.000 ông chủ doanh nghiệp nhựa khác sẽ có nhiều màu sắc k

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin

(Ảnh minh hoạ). Các sai sót tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới bao gồm cả việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép; Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ. TKV cũng thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định; Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công; Quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh. Việc quản lý và quyết toán Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường tại TKV hàng năm còn nhiề