ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Giá bán điện trung bình càng cao, tỷ lệ tổn thất điện càng thấp Chuyển đến nội dung chính

Giá bán điện trung bình càng cao, tỷ lệ tổn thất điện càng thấp

 Tổn thất điện năng ở Việt Nam chủ yếu là tổn thất kỹ thuật

Tổn thất điện năng ở Việt Nam chủ yếu là tổn thất kỹ thuật

Ông Lê Việt Hùng, Phó Trưởng ban kỹ thuật sản xuất của EVN thừa nhận, mặc dù EVN đã nỗ lực thực hiện chương trình giảm TTĐN trong giai đoạn 2011-2015 nhưng giai đoạn này, EVN gặp nhiều khó khăn lớn trong việc giảm tỷ lệ tổn thất điện.

"Nguồn điện chưa được cân bằng trong các miền, lưới điện đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là việc tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn với khối lượng lớn trong các năm 2009-2012...khiến việc đạt mục tiêu giảm TTĐN xuống dưới 8% vào năm 2015 là rất khó khăn. Nhưng EVN cũng đã giảm về mức tổn thất 7,94%. Đây là mức giảm khá nhanh so với mức tổn thất 10,15% năm 2010", ông Hùng nói.

GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội điện lực Việt Nam cho rằng, không thể mong muốn một tổn thất điện năng thấp khi không có đầu tư

"Để giảm tổn thất, quan trọng nhất là khả năng đầu tư được bao nhiêu. Không thể đưa ra tổn thất theo ý chí mong muốn. Lưới điện càng tốt, tổn thất càng giảm. Ngoài ra, đòi hỏi rất nhiều giải pháp trong quản lý vận hành. Từ chống trộm cắp điện hoặc gian lận trong mua bán điện năng cho đến hàng trăm giải pháp kỹ thuật khác", ông nói.

Phân tích từ tỷ lệ TTĐN ở nhiều nước trên thế giới, GS Trần Đình Long cho rằng, nhìn chung GDP/đầu người càng cao thì tổn thất điện năng càng thấp và giá bán điện trung bình càng cao thì tổn thất điện năng càng thấp

"Để giảm tổn thất điện theo lộ trình thì phải có lộ trình đầu tư tương ứng với tăng trưởng phụ tải. Nếu đầu tư không đuổi kịp phụ tải, tỷ lệ tổn thất sẽ tăng như ở một số nước Luxembourg, Lào…", ông nói.

Theo Phó chủ tịch Hội điện lực, cái khó cho giảm TTĐN ở Việt Nam và đầu tư cho điện lực không đuổi kịp nhu cầu do đó cần phải có chính sách phù hợp.

"Về giá điện, nên cố gắng áp theo giá theo thời gian sử dụng, tránh sử dụng vào giờ cao điểm để giảm công suất cực đại sử dụng, tức giảm tổn thất. Tổn thất điện sẽ tăng 4 lần nếu công suất cực đại tăng 2 lần (tổn thất tỷ lệ thuận với bình phương công suất cực đại). Hiện nay Việt Nam đã áp dụng cho sản xuất, chưa áp dụng cho giá điện sinh hoạt. Phải điện tử hóa công tơ đo đếm, thay công tơ cơ bằng công tơ điện tử", ông nói.

"Cần áp dụng cơ chế thưởng phạt trong sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; có giải pháp hợp lý hơn trong quy hoạch, thiết kế, đầu tư, đây là điều Việt Nam chưa quan tâm nhiều, thậm chí biết nhưng vẫn vi phạm", GS Long nêu.

Một số chuyên gia điện lực tại hội thảo cũng cho rằng, để giảm TTĐN, trong thời gian tới, việc quy hoạch nguồn và lưới truyền tải phải được cân nhắc kỹ, cân bằng năng lượng theo vùng, tránh truyền tải công suất lớn đi xa. Các chuyên gia của Hội điện lực Việt Nam nêu thực tế: Việt Nam xây dựng những nhà máy điện rất lớn ở khu vực không có khu công nghiệp rồi kéo hàng loạt đường dây 220 kV trông rất hoành tráng nhưng lại kém hiệu quả.

"Phát triển rất mạnh lưới truyền tải không phải là xu hướng tiến bộ, mà phải hướng tới khu vực nào cấp điện cho khu đó. Tránh tình trạng tuỳ tiện trong quy hoạch. EVN cũng cần tổ chức hệ thống đo đếm chặt chẽ, tránh trộm cắp điện và lựa chọn cấu hình lưới điện phân phối trong vận hành hợp lý sẽ giảm được tỷ lệ TTĐN nhiều hơn", GS Trần Đình Long khuyến cáo.

Tại hội thảo, lãnh đạo EVN cũng cho biết, Tập đoàn này đặt mục tiêu giảm tỷ lệ TTĐN còn 6,5% vào năm 2020, đây là mức tổn thất thuộc loại thấp so với cả nhiều nước phát triển.

"Chúng tôi sẽ cố găng đạt mục tiêu trên bằng một loạt giải pháp về quản lý kỹ thuật, vận hành, giảm sự cố trên lưới điện, nâng chất lượng hệ thống lưới điện...", ông Lê Việt Hùng cho biết.

Hà Nguyễn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy  

Tại sao nên chọn ống nhựa ppr cho hệ thống cấp nước căn nhà của bạn?

Hệ thống cấp nước,  ống thoát nước  bên trong tòa nhà là một phần không thể thiếu để xây dựng và hoàn thiện căn nhà hoàn hảo của bạn, nếu bạn lựa chọn sản phẩm không tốt sẽ mang lại rất nhiều rắc rối và phiền phức khi đi vào sử dụng và về sau này. Giải pháp cho hệ thống cấp thoát nước trong kiến trúc nhà ở là ống PPR Dismy. Lý do nên chọn ống nhựa PPR Dismy: Ưu điểm vượt trội của ống PPR so với các loại ống khác 1. Có khả năng chịu được áp lực cao hơn hẳn ống PVC, ngang với ống phức hợp, chỉ thua ống kim loại. 2. Chịu được va đập cơ học tốt, kể cả động đất, vượt trội hơn hẳn so với ống PVC dễ bị nứt dưới tác động của tia tử ngoại, và ống kim loại dễ vị cong vênh. 3. Có tuổi thọ cao nhất trong các loại ống, tùy thuộc vào chất lượng của các hãng cung cấp mà tuổi thọ của  ống PPR  có thể dao động từ 20 lên tới 100 năm. 4. Khả năng chống ăn mòn hóa học cực tốt, không bị oxy hóa trong môi trường ẩm 5. Ưu việt hơn hẳn với độ trơn nhẵn của lòng ống chống

‘Vương quốc’ trong ống thoát nước có 6000 người sinh sống, buổi tối mới chui lên

Rumani vốn nổi tiếng là vùng đất sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới cùng với sự lãng mạn và hoài niệm về quá khứ thông qua những ly rượu. Đặc biệt, đất nước này còn có hệ thống kiến trúc nhà thờ độc đáo hấp dẫn khách du lịch tới chiêm ngưỡng và du lịch. Du khách đến đây không biết được rằng ngoài sự nhộn nhịp trên mỗi con đường của thành phố vẫn còn có một “Vương quốc ngầm dưới lòng đất”. ‘Vương quốc’ trong  ống thoát nước   có 6000 người sinh sống Thủ đô Bucharest (Rumani) được nhiều nước ví von như là một “người họ hàng” của thủ đô Paris, Pháp. Nơi đây còn nổi tiếng bởi ‘thế giới ngầm’ được cấu thành từ hệ thống đường ống thoát nước khổng lồ dưới lòng thành phố. Đây là nơi cư ngụ của những người lang thang, người bị bệnh lao đang chờ chết trong bóng tối. Gần đây, bộ phim tài liệu phát trên Kênh 4 của Anh đã tiết lộ cảnh tượng thật về thủ đô Bucharest. Nơi đây có khoảng 6.000 người vô gia cư sinh sống, trong đó có nhiều trẻ mồ côi, người nghiện ma túy, nhiễm HIV và mắc bệnh lao.