ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Công chức tạo ra rào cản, gây khó dễ để vụ lợi Chuyển đến nội dung chính

Công chức tạo ra rào cản, gây khó dễ để vụ lợi

Tại cuộc đối thoại chính sách đầu tư 2016 tổ chức ngày 28/6, nhiều ý kiến cho rằng muốn DN phát triển được phải có một môi trường kinh doanh thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, các rào cản phải được dỡ bỏ.

Cạnh tranh để lớn mạnh hơn

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài chia sẻ: Tôi có 3 đồ thị về hoạt động của DN nhỏ và vừa từ năm 2010 đến cuối 2014. Đồ thị liên quan đến doanh thu khi lên khi xuống. Còn đồ thị lợi nhuận giảm rất ghê vào 2012, 2013, hồi phục vào 2014. Nhưng đồ thị về các khoản nộp ngân sách thì tăng liên tục. Điều đó nói lên thực trạng DN Việt không thể lớn được hoặc không chịu lớn như dư luận phản ánh.

Ông Nguyễn Mại đề xuất chính sách hỗ trợ DN phải được xem lại, để 500 nghìn DN hiện nay có cơ hội lớn dần lên.

“Tôi tự hỏi tại sao Chính phủ có thể cho một số nhà đầu tư nước ngoài hưởng thuế suất 10% trong vài chục năm, không phải nộp thuế hay giảm 50% thuế trong những năm đầu, mà lại không đối xử như thế với DN nhỏ và vừa, đặc biệt DN siêu nhỏ và DN nhỏ”, GS Nguyễn Mại băn khoăn.

Liệt kê những tấm gương ở Nhật Bản, Hàn Quốc, GS Nguyễn Mại chia sẻ: “Toyota, Honda từng là DN rất nhỏ. Nhờ hệ thống thuế khuyến khích tích lũy ban đầu, đầu tư đổi mới công nghệ của Chính phủ Nhật nên giờ họ có DN lớn như vậy. Samsung, LG cũng sinh ra từ DN siêu nhỏ. Nhờ chính sách của Chính phủ nên giờ họ cạnh tranh ngang ngửa Apple”,

Nhìn tiếp sang DN FDI ở Việt Nam, GS Nguyễn Mại thấy rằng, DN FDI đang ngày một ăn nên làm ra ở Việt Nam. DN FDI hiện chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó DN trong nước liên tục nhập siêu. Nhờ xuất siêu của khối FDI, Việt Nam đã xuất siêu 1,64 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

“Khối FDI đóng góp khoảng 20% tổng thu ngân sách và khoảng 20% vào GDP Việt Nam. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, sự đóng góp của FDI không chỉ quan trọng với vấn đề kinh tế mà còn tạo thế mạnh cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, ông Nguyễn Mại nhận định.

Trước một số quan điểm lo ngại DN FDI đang chiếm tỷ trọng quá lớn trong nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá đó không phải là vấn đề. Vấn đề là làm thế nào để DN Việt Nam phát triển, thu hẹp khoảng cách với DN nước ngoài chứ không hạn chế DN nước ngoài để DN Việt tiến lên.

Trong cuộc chơi đó, chắc hẳn không thể thiếu sự cạnh tranh, đó là sự cạnh tranh giữa DN FDI với DN trong nước, giữa các DN trong nước với nhau và giữa các DN trong nước với DN trên thế giới.

Cạnh tranh dưới quan điểm của người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư là sẽ ngày càng gay gắt. Nhiều DN không chịu đựng được, nhưng nhiều DN cũng nhờ có cạnh tranh mà lớn mạnh.

“Tôi nhấn mạnh 1 điều, cạnh tranh là để mình lớn mạnh hơn, không nên tiêu diệt hay thôn tính lẫn nhau. Nếu ai đó bị thua cuộc trong cuộc cạnh tranh này, thì hãy nghĩ rằng thua không phải là dừng lại mà để đi chậm lại, đi chậm lại là để phát triển”. ông Nguyễn Chí Dũng bộc bạch.

Chính quyền và DN xích lại gần nhau hơn

Nhưng, cả DN FDI lẫn DN trong nước muốn phát triển được đều phải có một môi trường kinh doanh thuận lợi, rõ ràng, minh bạch, các rào cản phải được dỡ bỏ. Ông Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn giữa chính quyền và DN xích lại gần nhau hơn nữa, thân thiện hơn nữa.

Nhấn mạnh hai chữ “thân thiện”, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Lâu nay quan hệ chính quyền với DN có khoảng cách, công chức còn tạo ra các rào cản để cản trở, nhũng nhiễu, hạch sách DN, gây khó dễ cho DN để vụ lợi.

“Điều này phải thay đổi để tạo được sự thân thiện. Khi DN thấy được sự thân thiện của nhà nước với mình, thì họ mới bỏ tiền đầu tư”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Tại cuộc đối thoại, cuộc chiến chống lại “giấy phép con” đang được xúc tiến cũng đã liên tục được nhắc đến.

GS.TSKH Nguyễn Mại chia sẻ: "Trong hai tuần vừa rồi đây là cuộc đấu tranh rất thời sự, là minh chứng cho công cuộc đổi mới và chống lại bảo thủ để thực hiện mục tiêu Nhà nước kiến tạo, tạo hành lang thông thoáng và thúc đẩy đổi mới và phát triển".

Nhắc đến đợt rà soát các điều kiện kinh doanh rầm rộ thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Tổng cộng có 49 nghị định của tất cả các bộ ngành quy định các điều kiện kinh doanh. Tất cả sẽ được Chính phủ ban hành trước ngày 1/7/2016, không một nghị định nào lùi sau 1/7. Nhưng Chính phủ cũng yêu cầu phải đảm bảo chất lượng các nghị định, những gì không phù hợp phải loại bỏ.

Sau khi các Nghị định này được ban hành, nếu cần sửa đổi nữa thì tiếp tục rà soát để sửa đổi, kể cả ở Luật Đầu tư và các luật có quy định về kinh doanh. Điều này nhằm thúc đẩy DN phát triển cũng như đón nhận làn sóng đầu tư mới từ bên ngoài vào.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đặt vấn đề bên cạnh hoàn thiện chính sách, phải tăng cường đẩy mạnh việc thực thi chính sách từ cả hai phía, cơ quan nhà nước và DN.

“Muốn vậy, luật pháp phải rõ ràng minh bạch, tức khi đọc luật công chức và DN không thể hiểu 2 nghĩa được, không thể giải thích kiểu nào cũng được, không có sự mập mờ”, ông Đỗ Nhất Hoàng nói.

Theo Hà Duy

Vietnamnet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy  

Tại sao nên chọn ống nhựa ppr cho hệ thống cấp nước căn nhà của bạn?

Hệ thống cấp nước,  ống thoát nước  bên trong tòa nhà là một phần không thể thiếu để xây dựng và hoàn thiện căn nhà hoàn hảo của bạn, nếu bạn lựa chọn sản phẩm không tốt sẽ mang lại rất nhiều rắc rối và phiền phức khi đi vào sử dụng và về sau này. Giải pháp cho hệ thống cấp thoát nước trong kiến trúc nhà ở là ống PPR Dismy. Lý do nên chọn ống nhựa PPR Dismy: Ưu điểm vượt trội của ống PPR so với các loại ống khác 1. Có khả năng chịu được áp lực cao hơn hẳn ống PVC, ngang với ống phức hợp, chỉ thua ống kim loại. 2. Chịu được va đập cơ học tốt, kể cả động đất, vượt trội hơn hẳn so với ống PVC dễ bị nứt dưới tác động của tia tử ngoại, và ống kim loại dễ vị cong vênh. 3. Có tuổi thọ cao nhất trong các loại ống, tùy thuộc vào chất lượng của các hãng cung cấp mà tuổi thọ của  ống PPR  có thể dao động từ 20 lên tới 100 năm. 4. Khả năng chống ăn mòn hóa học cực tốt, không bị oxy hóa trong môi trường ẩm 5. Ưu việt hơn hẳn với độ trơn nhẵn của lòng ống chống

‘Vương quốc’ trong ống thoát nước có 6000 người sinh sống, buổi tối mới chui lên

Rumani vốn nổi tiếng là vùng đất sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới cùng với sự lãng mạn và hoài niệm về quá khứ thông qua những ly rượu. Đặc biệt, đất nước này còn có hệ thống kiến trúc nhà thờ độc đáo hấp dẫn khách du lịch tới chiêm ngưỡng và du lịch. Du khách đến đây không biết được rằng ngoài sự nhộn nhịp trên mỗi con đường của thành phố vẫn còn có một “Vương quốc ngầm dưới lòng đất”. ‘Vương quốc’ trong  ống thoát nước   có 6000 người sinh sống Thủ đô Bucharest (Rumani) được nhiều nước ví von như là một “người họ hàng” của thủ đô Paris, Pháp. Nơi đây còn nổi tiếng bởi ‘thế giới ngầm’ được cấu thành từ hệ thống đường ống thoát nước khổng lồ dưới lòng thành phố. Đây là nơi cư ngụ của những người lang thang, người bị bệnh lao đang chờ chết trong bóng tối. Gần đây, bộ phim tài liệu phát trên Kênh 4 của Anh đã tiết lộ cảnh tượng thật về thủ đô Bucharest. Nơi đây có khoảng 6.000 người vô gia cư sinh sống, trong đó có nhiều trẻ mồ côi, người nghiện ma túy, nhiễm HIV và mắc bệnh lao.