ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Cán bộ Bộ Công Thương bị tố nhận tiền "lót tay" trở lại việc cũ Chuyển đến nội dung chính

Cán bộ Bộ Công Thương bị tố nhận tiền "lót tay" trở lại việc cũ

 Mặc dù phủ nhận là đã nhận tiền lót tay của doanh nghiệp nhưng bà Hương và các cán bộ, công chức liên quan thừa nhận có khuyết điểm khi thu tiền giấy mực...

Mặc dù phủ nhận là đã nhận tiền "lót tay" của doanh nghiệp nhưng bà Hương và các cán bộ, công chức liên quan thừa nhận "có khuyết điểm" khi thu tiền giấy mực...

Trong 2 tháng qua, một số doanh nghiệp tại Hải Phòng cho biết, bà Phạm Thanh Hương đã trở lại Phòng quản lý xuất nhập khẩu (QLXNK) tại Hải Phòng của Bộ Công Thương làm việc, sau một thời gian bị rút khỏi công việc này, về Cục XNK, Bộ Công Thương để làm kiểm điểm, giải trình sau nghi vấn về clip quay cảnh doanh nghiệp đưa tiền tại Phòng QLXNK này năm 2014 mà VOV đưa lên (ngày 27/8/2014).

Tại thời điểm đó, trả lời báo chí tại một cuộc họp báo Chính phủ (ngày 28/8/2014), Thứ trưởng kiêm Người phát ngôn của Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải đã cho biết, khoản tiền mà doanh nghiệp đưa cho nhân viên trong phòng mà người xem có thể thấy trong clip nói trên (hiện đã bị xoá) là tiền mua mẫu Form C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ) cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, giải thích này cũng dẫn tới nhiều hoài nghi vì khoản lệ phí cấp C/O thời điểm đó đã được Nhà nước bãi bỏ và việc DN phải mua mẫu Form C/O, hơn nữa, theo như hình ảnh được ghi lại, khi thu, nộp tiền không có thấy ghi biên lai hay hoá đơn thu tiền là điều khó hiểu mà đến nay vẫn chưa được Bộ Công Thương giải thích rõ hơn.

Mặc dù vậy, bà Phạm Thanh Hương vẫn bị Bộ Công Thương tạm thời đình chỉ công việc, làm các báo cáo giải trình về các khoản thu được phản ánh nói trên.

Không chỉ có phản ánh trên của báo chí, một chuyên viên của Phòng QLXNK của Bộ Công Thương tại Hải Phòng, ông Đặng Hồng Quân cũng có đơn tố cáo nhiều điểm trong đó có nội dung tố cáo bà Phạm Thanh Hương nhận tiền "lót tay" công khai hàng ngày tại Phòng QLXNK Hải Phòng.

Trong đơn tố cáo này có đoạn nêu: "Tôi xin khẳng định tất cả những sự việc do VOV đăng tải, đưa ra công luận là hoàn toàn đúng, số tiền trong video clip là số tiền bà Hương chèn ép doanh nghiệp, nhận lót tay hàng ngày tại Phòng Hải Phòng. Thậm chí Video Clip cũng chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ hành vi phạm pháp này".

Ông Đặng Hồng Quân cho rằng, Biên bản mà Bộ Công Thương đưa ra, giải thích Video Clip trên là "lấp liếm sự thật" do biên bản này được lập vào chiều ngày 27/8/2014, khi bà Phan Thị Diệu Hà, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu làm Trưởng đoàn kiểm tra xuống Hải Phòng xác minh vụ việc.

"Tại đây, là thành viên của Phòng Hải Phòng, tôi tận mắt chứng kiến bà Hà đã gọi cho 2 doanh nghiệp có mặt tại clip, bằng nhiều cách buộc họ phải ký vào biên bản xác nhận tiền trong video clip là tiền mua form C/O", ông Quân nêu trong đơn tố cáo.

Tuy nhiên, trong Thông báo kết quả giải quyết tố cáo của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương (số 291/TB-VP) ngày 31/3/2016 đã phủ nhận tất cả tố cáo trên của ông Đặng Hồng Quân. Trong Thông báo này nêu kết quả của đoàn công tác do Cục Xuất nhập khẩu cử xuống làm việc. Theo đó, bà Phạm Thanh Hương, Phó trưởng phòng, phụ trách phòng và ông Vũ Ngọc Hiếu, Phó trưởng phòng QLXNK của Bộ Công Thương tại Hải Phòng đều phủ nhận việc nhận tiền "lót tay" mà chỉ là tiền bán mẫu C/O.

Theo bà Hương, các hình ảnh về trao, nhận tiền trong video clip có thể là ngày 25 hoặc 26/8/2014. "Hôm đó anh Vũ Ngọc Hiếu là người được giao nhiệm vụ bán mẫu C/O và thu tiền, hôm đó nghỉ phép, do đó chị Hương bán mẫu và thu tiền thay anh Hiếu...Cá nhận chị Hương và công chức trong Phòng không nhũng nhiễu, hạch sách mà tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp", giải trình của bà Hương nêu.

Ông Vũ Ngọc Hiếu cũng giải trình nội dung tương tự: "Việc bà Hương nhận tiền trong video clip là thu tiền bán mẫu C/O thay ông Hiếu....Phòng rất tạo điều kiện cho doanh nghiệp, thời gian cấp C/O rút ngắn so với quy định, chỉ khoảng 30 phút đến 2 giờ tuỳ theo lượng hồ sơ vào thời điểm đó".

Đáng chú ý, Thông báo giải quyết tố cáo của Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, ông Đặng Hồng Quân đã xác nhận những giải trình của bà Phạm Thanh Hương và ông Vũ Ngọc Hiếu là đúng.

Mặc dù vậy, sau này, ông Đặng Hồng Quân cũng vẫn thể hiện sự nghi ngờ khả năng bà Hương có nhận tiền "lót tay" của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo Cục XNK, Bộ Công Thương, mặc dù không đủ cơ sở để kết luận hành động nhận tiền trong video clip mà báo chí đăng tải là nhận tiền "lót tay" của doanh nghiệp nhưng bà Phạm Thanh Hương và các cán bộ, công chức khác của Phòng QLXNK Hải Phòng đã có khuyết điểm như: Thu tiền giấy mực khi cho các doanh nghiệp sử dụng máy photocopy, máy in...là tài sản nhà nước trang bị cho Phòng là "không đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; chưa tổ chức, bố trí công việc và nhân sự phù hợp dẫn đến sự phản cảm về hình ảnh môi trường công vụ và hoạt động thực thi công vụ của phòng".

"Nhận thức về khuyết điểm trên, bà Phạm Thanh Hương và ông Vũ Ngọc Hiếu đã có đơn xin từ chức. Cục XNK đã quyết định cho thôi chức vụ quản lý với bà Hương, ông Hiếu và điều chuyển công tác về Cục XNK", Thông báo giải quyết tố cáo của Cục XNK với ông Đặng Hồng Quân nêu.

Cục XNK, Bộ Công Thương khẳng định: "Nội dung tố cáo bà Hương chèn ép doanh nghiệp, nhận lót tay công khai hàng ngày tại Phòng (QLXNK) Hải Phòng là không có cơ sở". Và các nội dung khác tố cáo bà Hương, đoàn kiểm tra của Cục XNK ép doanh nghiệp ký vào biên bản xác nhận tiền trong video clip là tiền mua form C/O là "không đúng sự thật".

Mặc dù vậy, việc các doanh nghiệp ghi nhận bà Phạm Thanh Hương trở lại làm việc trong khi chưa có những giải thích công khai của Cục XNK, Bộ Công Thương về việc vì sao bà Hương được trở lại làm việc, bà Hương có tiếp tục giữ chức vụ như trước không, các khoản thu "tiền giấy mực" của doanh nghiệp được cho là không hợp lý vì đó là tài sản Nhà nước cấp (để phục vụ doanh nghiệp) đã được xử lý như thế nào...cũng cần được Cục XNK, Bộ Công Thương thông báo công khai để người dân, doanh nghiệp do vấn đề này đã được nêu ra trên công luận.

Mạnh Quân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy  

Cuộc chiến trong ngành ống nhựa

Sức ép M&A dữ dội từ các đối thủ nước ngoài buộc các doanh nghiệp  ống nhựa  trong nước phải tìm thế phá vây. Cuộc gọi lúc nửa đêm của Hana Trương, đại diện một quỹ đầu tư mạo hiểm vào thị trường mới nổi tại thung lũng Silicon, làm ông Hùng thức giấc. Hơn 2 tháng trước, khi cầm trong tay giấy phép gia hạn nhập khẩu nguyên liệu nhựa, vị chủ tịch doanh nghiệp với 25 năm kinh nghiệm trong nghề nhựa này vẫn trăn trở về nguồn vốn lưu động kinh doanh. Mặc dù dự đoán đúng được xu thế tăng giá nhựa nguyên liệu trước biến thiên đi lên ngắn hạn của giá dầu, nhưng cái khó của việc xin tài trợ thương mại L/C từ các ngân hàng nội địa vào thời điểm cuối năm làm cho ông phải suy nghĩ và quyết tâm tìm những cánh cửa mới. Đêm nay, với quyết định đồng thuận rót hơn 1,5 triệu USD cấp vốn giai đoạn I từ quỹ đầu tư Mỹ đã giúp ông thực hiện được lời hứa về cái Tết sung túc cho hơn 300 nhân viên công ty tại Bình Dương. Tuy nhiên, mùa xuân của hơn 3.000 ông chủ doanh nghiệp nhựa khác sẽ có nhiều màu sắc k

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin

(Ảnh minh hoạ). Các sai sót tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới bao gồm cả việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép; Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ. TKV cũng thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định; Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công; Quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh. Việc quản lý và quyết toán Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường tại TKV hàng năm còn nhiề