ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Hé lộ hàng loạt “góc khuất” trước cổ phần hoá của “ông lớn” cảng hàng không Chuyển đến nội dung chính

Hé lộ hàng loạt “góc khuất” trước cổ phần hoá của “ông lớn” cảng hàng không

 Check in tại quầy ở sân bay Tân Sơn Nhất

Check in tại quầy ở sân bay Tân Sơn Nhất

Hàng loạt sai phạm tài chính tại ACV

Dẫn báo cáo của ACV, KTNN cho biết, hiện Tổng công ty này còn có 8 khu đất không thuộc khu vực cảng hàng không sân bay chưa kê khai nộp tiền thuê đất, trong số này có 1 khu đất đã có quyết định cho thuê đất, 1 khu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công ty mẹ ACV đã thực hiện trích trước tiền thuê đất phải nộp từ tháng 7/2007 đến năm 2014 (7,5 năm) đối với các khu đất đơn vị đang quản lý và sử dụng với tổng số tiền tính đến ngày 30/6/2013 là 773 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đoàn kiểm toán đã phát hiện việc trích trước tiền thuê đất còn một số khoản chưa đúng quy định với số tiền lên tới 253,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, với khoản trích trước tiền thuê đất đối với các khu đất tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được thực hiện theo giá đất cao hơn đơn giá đất do UBND thành phố Hà Nội và TPHCM ban hành hàng năm, không đúng diện tích đã đối chiếu với Cảng vụ hàng không (251 tỷ đồng).

ACV còn một số dự án được lập từ năm 2004 - 2009, nhưng đến thời điểm kiểm toán vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư với chi phí là 144,4 tỷ đồng (tiền ứng làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tiền ứng về đền bù và các khoản chi phí khảo sát, lập dự án), trong đó một số dự án đã được đơn vị xin dừng triển khai, một số dự án xin chuyển mục đích đầu tư (Dự án Nhà điều hành mở rộng, Dự án Khu thương mại Căn hộ Blue Sky Sasco, Dự án Mỏ nước khoáng Ba Ngòi, Dự án Cảng hàng hóa Dương Đông…).

KTNN cũng cho rằng, Công ty mẹ xác định quỹ lương thực hiện làm căn cứ trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2013 bao gồm cả quỹ thưởng an toàn hàng không là không đúng quy định. Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2013 phải điều chỉnh giảm qua kiểm toán là 16 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc ACV không thành lập ban quản lý dự án chuyên trách đối với các dự án lớn nhóm A, B có khối lượng lớn, được thực hiện nhiều năm được cho là nguyên nhân dẫn tới việc chủ đầu tư để xảy ra một số sai sót trong quá trình lập dự toán, đấu thầu hoặc chậm trễ trong việc quyết toán một số công trình.

Riêng đối với Sasco, KTNN cho rằng, doanh nghiệp này chưa hạch toán phải thu khác khoản lãi phải thu của tiền bồi thường về đất (1,37 tỷ đồng); cổ tức được chia (số tiền 22,549 tỷ đồng). Sasco còn có số nợ phải thu quá hạn thanh toán lên tới 244,87 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,69% tổng nợ phải thu đến thời điểm ngày 31/12/2014. Trong đó, nợ phải thu quá hạn thanh toán chủ yếu là khoản ký quỹ hộ cho Công ty liên doanh Nhà Việt (Viethaus) tại Cộng hòa Liên bang Đức đã bị ngân hàng yêu cầu thực hiện trách nhiệm bảo lãnh với số tiền là 240,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty mẹ và Sasco hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ một số khoản chi không đúng quy định; Công ty mẹ định không đúng số khấu hao tài sản cố định được điều chỉnh giảm thu nhập tính thuế. Việc kê khai nộp ngân sách Nhà nước lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng xác định chưa đúng.

Cuối tháng 3 vừa qua, ACV cũng đã có báo cáo thực hiện kiến nghị KTNN. ACV cho biết, đến 30/3/2015, Tổng công ty này đã nộp thừa hơn 32 tỷ đồng, vì vậy thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bổ sung theo kết luận của KTNN đã được thực hiện. Tổng công ty cũng đã nộp bổ sung lợi nhuận còn lại vào Ngân sách Nhà nước cũng như nộp hơn 7,3 tỷ đồng tiền thuế phạt chậm nộp và điều chỉnh giảm gần 1,7 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ đến ngày 31/12/2014.

Về phía Sasco, công ty này cũng đã hoàn thành nộp vào ngân sách hơn 90 tỷ đồng. Đồng thời, hoàn thành nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty hơn 50 tỷ đồng. Ngoài ra, các kiến nghị về quản lý và sử dụng đất đai cũng được ACV và Sasco đang trong quá trình xử lý

“Tổng công ty đã khắc phục những sai sót trong công tác kế toán theo biên bản kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Sasco đã chấn chỉnh kịp thời công tác quản lý công nợ, thực hiện đối chiếu xác nhận phải thu, phải trả đầy đủ kịp thời theo định kỳ, có kế hoạch và đưa ra các giải pháp cụ thể để thu hội nợ quá hạn đối với từng khách hàng”, công văn do Chủ tịch ACV Nguyễn Nguyên Hùng khẳng định.

Sasco cổ phần hoá rồi mới thẩm định tài sản

Sasco hiện cũng đã hoàn thành cổ phần hoá từ cuối năm 2014, với 51% cổ phần thuộc sở hữu của ACV, tiếp đến là CTCP Đầu tư - Thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt, sở hữu 22,1% và Cty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP Group), sở hữu 16%. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán đã chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng của công ty này trong quá trình thực hiện cổ phần hoá.

Theo báo cáo kiểm toán, khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá và khi chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Sasco chưa đánh giá lại giá trị đầu tư tại các công ty có hiệu quả cao, có thặng dư vốn, hoặc có chênh lệch giá trị trên nền đất kinh doanh như: Công ty cổ phần Sài Gòn Sân bay, Công ty TNHH MTV Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận.

Kết luận của KTNN cũng chỉ ra rằng, Sasco “chưa đánh giá giá trị một số tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng còn sử dụng cho sản xuất, kinh doanh; chưa đánh giá quyền sử dụng đất theo giá do UBND tỉnh Kiên Giang xác định tại Quyết định số 891/QĐ - UBND (Quyết định 891) để làm cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa đối với 5 khu đất tại huyện Phú Quốc”.

Tính toán của KTNN cho thấy, giá trị chênh lệch giữa giá đất theo Quyết định 891 là 18,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Sasco còn ghi nhận giá trị doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ kế toán đối với 4 trường hợp đất bị thu hồi thấp hơn giá trị đất theo quyết định đền bù của UBND tỉnh Kiên Giang là 3,12 tỷ đồng.

Tại thời điểm kiểm toán, Sasco chưa thực hiện việc thoái vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính, như bất động sản, ngân hàng.

Trong báo cáo sau kiểm toán, ACV cho biết, về Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, hiện nay Sasco đã thuê đơn vị tư vấn thẩm định thực hiện việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản cố định đã hết khấu hao nhưng còn sử dụng cho sản xuất kinh doanh chưa đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Phương Dung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ hệ cấp nước tự chảy  

Tại sao nên chọn ống nhựa ppr cho hệ thống cấp nước căn nhà của bạn?

Hệ thống cấp nước,  ống thoát nước  bên trong tòa nhà là một phần không thể thiếu để xây dựng và hoàn thiện căn nhà hoàn hảo của bạn, nếu bạn lựa chọn sản phẩm không tốt sẽ mang lại rất nhiều rắc rối và phiền phức khi đi vào sử dụng và về sau này. Giải pháp cho hệ thống cấp thoát nước trong kiến trúc nhà ở là ống PPR Dismy. Lý do nên chọn ống nhựa PPR Dismy: Ưu điểm vượt trội của ống PPR so với các loại ống khác 1. Có khả năng chịu được áp lực cao hơn hẳn ống PVC, ngang với ống phức hợp, chỉ thua ống kim loại. 2. Chịu được va đập cơ học tốt, kể cả động đất, vượt trội hơn hẳn so với ống PVC dễ bị nứt dưới tác động của tia tử ngoại, và ống kim loại dễ vị cong vênh. 3. Có tuổi thọ cao nhất trong các loại ống, tùy thuộc vào chất lượng của các hãng cung cấp mà tuổi thọ của  ống PPR  có thể dao động từ 20 lên tới 100 năm. 4. Khả năng chống ăn mòn hóa học cực tốt, không bị oxy hóa trong môi trường ẩm 5. Ưu việt hơn hẳn với độ trơn nhẵn của lòng ống chống

‘Vương quốc’ trong ống thoát nước có 6000 người sinh sống, buổi tối mới chui lên

Rumani vốn nổi tiếng là vùng đất sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới cùng với sự lãng mạn và hoài niệm về quá khứ thông qua những ly rượu. Đặc biệt, đất nước này còn có hệ thống kiến trúc nhà thờ độc đáo hấp dẫn khách du lịch tới chiêm ngưỡng và du lịch. Du khách đến đây không biết được rằng ngoài sự nhộn nhịp trên mỗi con đường của thành phố vẫn còn có một “Vương quốc ngầm dưới lòng đất”. ‘Vương quốc’ trong  ống thoát nước   có 6000 người sinh sống Thủ đô Bucharest (Rumani) được nhiều nước ví von như là một “người họ hàng” của thủ đô Paris, Pháp. Nơi đây còn nổi tiếng bởi ‘thế giới ngầm’ được cấu thành từ hệ thống đường ống thoát nước khổng lồ dưới lòng thành phố. Đây là nơi cư ngụ của những người lang thang, người bị bệnh lao đang chờ chết trong bóng tối. Gần đây, bộ phim tài liệu phát trên Kênh 4 của Anh đã tiết lộ cảnh tượng thật về thủ đô Bucharest. Nơi đây có khoảng 6.000 người vô gia cư sinh sống, trong đó có nhiều trẻ mồ côi, người nghiện ma túy, nhiễm HIV và mắc bệnh lao.