ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Dùng ống nhựa làm bẫy lươn ở miền tây Chuyển đến nội dung chính

Dùng ống nhựa làm bẫy lươn ở miền tây

Thay vì dùng ống tre để bắt lươn đồng như trước đây, người dân ở miền Tây nay đã sáng tạo ra trúm bắt lươn làm bằng ống nhựa. Vật dụng này vừa nhẹ lại vừa bắt được nhiều lươn hơn nên rất nhiều người đã sử dụng.

Đặt trúm lươn là nghề truyền thống của người dân miền Tây. Việc bắt lươn đồng thường được làm quanh năm, tuy nhiên nhiều nhất là vào những tháng mùa mưa. Người ta thường chọn những nơi có nhiều bụi rậm, nơi mương rãnh, bưng trấp ở miệt đồng xa xôi, hẻo lánh để đặt, vì những chỗ này lươn rất thích ở.

Theo những người chuyên nghề đi bắt lươn đồng kiếm sống, thuở trước người dân miền Tây dùng ống tre rỗng để làm trúm bắt lươn, nhưng những năm gần đây họ đã cải tiến dụng cụ, dùng ống nhựa thay thế. Và ống nhựa để bắt lươn này có thiết kế rất đặc biệt.



Ống nhựa làm trúm đặt lươn có chiều dài khoảng 1-1,2m, thiết kế những lỗ nhỏ ở thân ống (Ảnh: Chúc Ly).

Anh Lê Quang Liêm (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), cho hay: Lươn là một đặc sản của miền Tây, thích sống ở những nơi nước tĩnh, mực nước nông, lớp bùn đáy tương đối nhiều. Để bắt lươn, chúng tôi dùng ống nhựa. Ống HDPE này có chiều dài khoảng 1-1,2m, chu vi khoảng 60cm, sau đó dùng một miếng nhựa cứng bịt lại một đầu, một đầu đậy bằng hom đan bằng tre. Trên thân ống nhựa, đục 3 lỗ ở cuối ống, 1 lỗ ở giữa và 1 lỗ ở miệng ống; những lỗ thông hơi này nhằm giúp con lươn thở được khi vào ống và cũng để bay hơi mồi dụ lươn vào.



Con lươn sẽ lần theo mùi mồi bay ra từ các lổ nhỏ của ống nhựa để chui vào ăn (Ảnh: Chúc Ly).

Nói về kỹ thuật đặt trúm, anh Liêm chia sẻ: Sau khi chọn được địa điểm, phải vẹt bớt cỏ đi mới đặt trúm dụ lươn. Miệng trúm sẽ được đặt cách mặt nước khoảng 20cm, đít trúm có lỗ thông hơi sẽ được đặt cách mặt nước khoảng 50cm, ống trúm đặt nghiêng khoảng 45 độ. Khoảng 3 giờ chiều sẽ đi đặt, đến sáng thì tôi đi thăm sớm.



Ống trúm được đặt vào buổi chiều, đến sáng sớm người dân sẽ đi thăm (Ảnh: Chúc Ly).

Cũng theo anh Liêm, lươn có đặc điểm là trú dưới bùn vào ban ngày, đêm mới ngoi lên kiếm ăn. Chúng rất thích các loại mồi như cá, ốc, hoặc ếch nhái, trùn đất. Mồi là hỗn hợp cá hoặc ốc, trùn băm nhuyễn, trộn với một ít dầu ăn và thuốc nam, được nắn thành viên.





Thành quả sau 1 ngày đặt trúm lươn (Ảnh: Chúc Ly).

“Mỗi ngày tôi đặt khoảng 50 ống tưới, kiếm được khoảng 3-4kg lươn, thu nhập trung bình cũng khoảng 500.000 đồng” - anh Liêm bộc bạch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ h...

Trích lập quỹ hàng nghìn tỷ mỗi năm, Vinacomin "vung tay quá trán"

(Ảnh minh hoạ). Kết quả kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV - Vinacomin) cho thấy, v iệc trích lập, quản lý, sử dụng tiền Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường của TKV cơ bản tuân thủ theo hướng dẫn của TKV giai đoạn 2010-2012, Bộ Tài chính giai đoạn 2013-2014 và quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Theo quy định, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được trích lập 5 loại quỹ, trong đó Quỹ Thăm dò than - khoáng sản tính tối đa không quá 2% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản và Quỹ Môi trường than - khoáng sản được tính tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản. Với doanh thu khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng mỗi năm, khoản trích lập cho riêng 2 loại quỹ trên cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng quỹ của TKV đã để xảy ra nhiều sai só...

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin

(Ảnh minh hoạ). Các sai sót tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới bao gồm cả việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép; Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ. TKV cũng thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định; Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công; Quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh. Việc quản lý và quyết toán Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường tại TKV hàng năm còn nhiề...