ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Tổng công ty Giấy: Đầu tư 3000 tỷ đồng rồi chờ...thanh lý! Chuyển đến nội dung chính

Tổng công ty Giấy: Đầu tư 3000 tỷ đồng rồi chờ...thanh lý!

Gần 10 năm triển khai và rót vào gần 3.000 tỷ đồng, đến nay, công trình ngàn tỷ đang được xây dựng phương án thanh lý và phương án trả khối nợ khổng lồ.

Gần 10 năm triển khai và "rót" vào gần 3.000 tỷ đồng, đến nay, công trình ngàn tỷ đang được xây dựng phương án thanh lý và phương án trả khối nợ "khổng lồ".

Đầu tư ngàn tỷ, chờ... thanh lý

Lý giải nguyên nhân dẫn đến "thảm cảnh" của nhà máy này, Bộ Công Thương từng cho hay, trang thiết bị của Nhà máy Bột giấy Phương Nam lần đầu tiên được lắp đặt để sản xuất tại Việt Nam và trên thế giới chưa có dây chuyền nào hoạt động, do đó, khi chạy thử có tải đã phát sinh khiếm khuyết, nên không thể thành công.

Bản thân chuyên gia của nhà thầu cũng không cam kết việc dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng trong khi máy móc thiết bị theo hợp đồng đã ký không có thiết bị dự phòng và thay thế, ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sau này của Nhà máy.

Mặt khác, dự án tiêu hao nguồn năng lượng lớn và giá nguyên liệu đầu vào cũng có sự thay đổi đáng kể so với khi lập dự án với mức giá mua đay thực hiện là 850 đồng/kg, thay vì mức 180 đồng/kg như khi lập dự án. Chưa kể giống đay được trồng năng suất thấp, lượng đay mua được trong 2 năm 2012-2013 thậm chí chỉ đủ cho nhà máy chạy trong… 14 ngày.

Ngay cả trường hợp thuận lợi nhất (nguyên liệu đủ cho 12 tháng vận hành và có đủ vốn lưu động), thì mỗi tấn sản phẩm do dây chuyền này sản xuất sẽ chịu mức lỗ 4,6 triệu đồng. Điều này khiến nhà máy rơi vào tình trạng càng sản xuất càng lỗ và không có khả năng thu hồi vốn.

Bởi vậy, ngày 12/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương về việc dừng đầu tư Nhà máy Bột giấy Phương Nam, đồng thời giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Long An xây dựng phương án xử lý với dự án (thanh lý, nhượng bán) trình Chính phủ.

"Chúa chổm" đã tới kỳ trả nợ

Dự án Bột giấy Phương Nam được đầu tư ban đầu bởi Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải (Tracodi) - một đơn vị hoàn toàn xa lạ với lĩnh vực giấy. Năm 2009, khi chuyển giao chủ đầu tư dự án từ Tracodi sang Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco), theo chỉ đạo, Vinapaco phải nhận nợ bắt buộc với Bộ Tài chính và trả nợ trong thời gian tối đa là 5 năm (thời gian dự kiến từ khi Dự án hoàn thành đi vào hoạt động và có nguồn thanh toán).

Dù đã quá thời hạn này, nhưng khoản nợ trên và nhiều khoản nợ khác của nhà máy giấy này vẫn chưa được thanh toán. Tại một báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, theo số liệu quyết toán dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đã được kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2015, tổng nguồn vốn của dự án là 2.703 tỷ đồng thì có tới 2.426 tỷ đồng là nợ dài hạn và 225,8 tỷ đồng nợ ngắn hạn.

Đối với các khoản nợ phải trả, Bộ Công Thương đề nghị Vinapaco tiếp tục thanh toán cho các nhà thầu và Bộ Tài chính tiếp tục trả nợ cho ngân hàng Societe General đối với khoản vay đã đến hạn. Tiếp đó, Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính tiếp tục cho Tổng công ty Giấy vay Quỹ tích luỹ trả nợ để trả nợ nước ngoài cho tới khi Thủ tướng phê duyệt phương án xử lý dự án.

Phản hồi lại đề xuất trên, Bộ Tài chính cho rằng, Bộ Công Thương chưa đưa ra được phương án xử lý dứt điểm đối với khoản nợ phải trả lên tới gần 2.652 tỷ đồng, bao gồm nợ phải trả cho ngân hàng Societe General 465,3 tỷ đồng và nợ phải trả Bộ Tài chính 1.398,9 tỷ đồng.

Cũng phải nói thêm rằng, vào thời điểm chuyển giao chủ đầu tư từ 7 năm trước, Bộ Tài chính cũng được yêu cầu tiếp tục cho chủ đầu tư vay từ Quỹ Tích lũy trả nợ nước ngoài để thanh toán nợ gốc và lãi vay phải trả cho Ngân hàng Societe General trong 2 năm 2009-2010, với tổng cộng 18,9 triệu euro. Tuy nhiên, lần này, với lý do quỹ tích luỹ trả nợ là có hạn, nên Bộ Tài chính đã "dứt khoát" trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổng công ty Giấy Việt Nam cân đối thu chi tài chính và có trách nhiệm trả khoản nợ này.

Bộ Tài chính cũng đề xuất, sau khi thanh lý nhà máy, sẽ sử dụng nguồn tiền thu được để ưu tiên thanh toán khoản vay nước ngoài là Ngân hàng Societe General trước các khoản vay từ Bộ Tài chính và nợ nhà thầu.

Phương Dung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ h...

Trích lập quỹ hàng nghìn tỷ mỗi năm, Vinacomin "vung tay quá trán"

(Ảnh minh hoạ). Kết quả kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV - Vinacomin) cho thấy, v iệc trích lập, quản lý, sử dụng tiền Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường của TKV cơ bản tuân thủ theo hướng dẫn của TKV giai đoạn 2010-2012, Bộ Tài chính giai đoạn 2013-2014 và quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Theo quy định, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được trích lập 5 loại quỹ, trong đó Quỹ Thăm dò than - khoáng sản tính tối đa không quá 2% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản và Quỹ Môi trường than - khoáng sản được tính tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản. Với doanh thu khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng mỗi năm, khoản trích lập cho riêng 2 loại quỹ trên cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng quỹ của TKV đã để xảy ra nhiều sai só...

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin

(Ảnh minh hoạ). Các sai sót tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới bao gồm cả việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép; Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ. TKV cũng thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định; Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công; Quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh. Việc quản lý và quyết toán Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường tại TKV hàng năm còn nhiề...