ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới SCIC vẫn chưa chịu "nhả" những "con gà đẻ trứng vàng" Chuyển đến nội dung chính

SCIC vẫn chưa chịu "nhả" những "con gà đẻ trứng vàng"

Những bom tấn về thoái vốn vẫn chưa có trong kế hoạch của SCIC năm nay

Những "bom tấn" về thoái vốn vẫn chưa có trong kế hoạch của SCIC năm nay

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố kế hoạch bán vốn năm 2016. Theo đó, trong năm nay, "siêu công ty" này dự kiến sẽ bán vốn tại 120 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên tổng số 197 doanh nghiệp mà SCIC đang đại diện cho vốn nhà nước tính đến thời điểm 31/12/2015.

Trong danh sách này có một số doanh nghiệp đáng chú ý như Công ty Cổ phần FPT. Hiện SCIC đang nắm giữ 6% vốn điều lệ tại doanh nghiệp này với vốn Nhà nước là 239,2 tỷ đồng (khoảng 23,9 triệu cổ phần).

FPT và Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang (mã chứng khoán là SGC) là hai doanh nghiệp mà SCIC phải bán vốn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1787 ngày 8/10/2015. Phần vốn nhà nước tại Sa Giang là 35,6 tỷ đồng (khoảng 3,56 triệu cổ phần), tương ứng với 50% vốn điều lệ công ty.

Hiện thị giá của FPT trên thị trường là 40.800 đồng/cp (theo giá đóng cửa ngày 31/5/2016) và giá của cổ phiếu SGC là 39.600 đồng/cp. Như vậy, với quy mô thoái vốn tại hai doanh nghiệp này, SCIC có thể sẽ thu về hơn 975 tỷ đồng từ phần vốn thoái khỏi FPT và 141 tỷ đồng từ phần vốn thoái khỏi SGC.

Trong danh sách này không có những cái tên vốn được coi là "con gà đẻ trứng vàng" mà nhà đầu tư đang chờ đợi là Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM), Bảo hiểm Bảo Minh (BMC), FPT Telecom; Nhựa Tiền Phong (NTP), Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam, Công ty Cơ khí và khoáng sản Hà Giang (HGM), Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR).

Đây là 8 doanh nghiệp trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC đã được giao phải thoái vốn theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt hồi tháng 10/2015, ngoài FPT và SGC đã đề cập ở trên. Ước tính giá trị thoái vốn tại 10 doanh nghiệp có thể lên tới 3,5 tỷ USD.

Hiện SCIC đang đại diện cho 5.410 tỷ đồng vốn nhà nước (45% vốn điều lệ) tại Vinamilk ; 230 tỷ đồng vốn nhà nước (37% vốn điều lệ) tại Nhựa Tiền Phong; 625 tỷ đồng vốn nhà nước (50% vốn điều lệ) tại FPT Telecom; 421 tỷ đồng vốn nhà nước (51% vốn điều lệ) tại Bảo Minh; 529 tỷ đồng vốn nhà nước (40% vốn điều lệ) tại VNR;...

Tuy nhiên, trong danh sách thoái vốn lần này của SCIC có một số doanh nghiệp đáng chú ý là Tổng công ty CP Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Vinaconex (vốn nhà nước 2.552,5 tỷ đồng, chiếm 58% vốn điều lệ); Công ty CP Điện tử và Tin học (vốn nhà nước 385,3 tỷ đồng, chiếm 88% vốn điều lệ); Ngân hàng TMCP Hàng Hải (24 tỷ đồng, chiếm 0,3% vốn điều lệ); Nhiệt điện Phả Lại (627 triệu đồng, chiếm 0,02% vốn điều lệ); Vinacontrol (31,5 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ)...

Bích Diệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ h...

Trích lập quỹ hàng nghìn tỷ mỗi năm, Vinacomin "vung tay quá trán"

(Ảnh minh hoạ). Kết quả kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV - Vinacomin) cho thấy, v iệc trích lập, quản lý, sử dụng tiền Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường của TKV cơ bản tuân thủ theo hướng dẫn của TKV giai đoạn 2010-2012, Bộ Tài chính giai đoạn 2013-2014 và quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Theo quy định, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được trích lập 5 loại quỹ, trong đó Quỹ Thăm dò than - khoáng sản tính tối đa không quá 2% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản và Quỹ Môi trường than - khoáng sản được tính tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản. Với doanh thu khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng mỗi năm, khoản trích lập cho riêng 2 loại quỹ trên cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng quỹ của TKV đã để xảy ra nhiều sai só...

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin

(Ảnh minh hoạ). Các sai sót tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới bao gồm cả việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép; Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ. TKV cũng thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định; Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công; Quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh. Việc quản lý và quyết toán Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường tại TKV hàng năm còn nhiề...