ống cấp nước | ống thoát nước | ống HDPE | ống PVC | ống tưới Số phận các đại gia ngân hàng trong đại án bầu Kiên Chuyển đến nội dung chính

Số phận các đại gia ngân hàng trong đại án bầu Kiên

Sếp cũ ACB trở lại kinh doanh

Hơn 3 năm kể từ khi vụ án bầu Kiên xảy ra với sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều tối ngày 20/8/2012, sếp cũ của Ngân hàng ACB và Eximbank Phạm Trung Cang - một bị cáo trong vụ án - đã mãn hạn tù và trở lại với công việc kinh doanh.

ĐHCĐ thường niên năm 2016 của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) diễn ra sáng 27/4 đã thông qua quyết định để ông Phạm Trung Cang trở lại HĐQT công ty sau hơn 3 năm vắng bóng.

Trước đó, ông Cang (62 tuổi) từng là Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Tân Đại Hưng, thành viên sáng lập, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và nguyên Phó Chủ tịch Eximbank.

 Ông Phạm Trung Cang đã tái xuất sau khi mãn hạn tù

Ông Phạm Trung Cang đã tái xuất sau khi mãn hạn tù

Như vậy, ông Cang đã thi hành xong bản án 3 năm tù về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong bản án phúc thẩm tháng 4/2014, ông Huỳnh Quang Tuấn, nguyên thành viên HĐQT ngân hàng ACB lĩnh án 2 năm tù. Một người cũng sắp thụ án xong là ông Trịnh Kim Quang (62 tuổi), với bản án 4 năm tù.

Trong nhóm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vụ án bầu Kiên, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (47 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị tuyên 5 năm tù; bị cáo Trần Ngọc Thanh (nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) 5 năm 6 tháng tù.

Còn trong nhóm tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Lý Xuân Hải (nguyên TGĐ ACB) chịu án 8 năm tù. Ông Nguyễn Đức Kiên (nguyên chủ tịch hội đồng đầu tư ACB, nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB) chịu hình phạt 30 năm tù.

Ngoài các hình phạt tù, ông Nguyễn Đức Kiên chịu hình phạt bổ sung: phạt số tiền trốn thuế 75 tỷ đồng để sung công quỹ nhà nước. Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: phạt 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước. Các bị cáo trong nhóm tội cố ý làm trái còn bị cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng 5 năm sau khi mãn hạn tù.

Trong một vụ án có liên quan, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, bị cáo Như bị tuyên phúc thẩm tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Huyền Như và đồng bọn là người dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt gần 4 ngàn tỷ đồng của các NH, tổ chức, cá nhân. Trong vụ án, Ngân hàng ACB của bầu Kiên đã bị Huyền Như chiếm đoạt 718 tỷ đồng.

Ngàn tỷ khó thu

Theo cáo trạng vụ án bầu Kiên, ông Nguyễn Đức Kiên khi đó là phó chủ tịch ACB không chấp nhận phương án giảm lãi suất huy động tiền gửi trong bối cảnh dư thừa tiền tiết kiệm mà không cho vay, đầu tư được.

Nguyên TGĐ ACB Lý Xuân Hải đề xuất phương án ủy thác cho nhân viên mang tiền của ACB đi gửi vào NH để nhận lãi suất tiền gửi và hưởng thêm hoa hồng, khuyến mại của các ngân hàng khác và được ông Kiên ủng hộ, cũng như sự thống nhất của ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ.

vụ án bầu Kiên, Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, ngân hàng ACB

 Vụ án bầu Kiên là một trong 10 đại án kinh tế.

Vụ án bầu Kiên là một trong 10 đại án kinh tế.

Vụ án đã qua đi, có bị cáo đã mãn hạn tù và trở lại công việc kinh doanh. Tuy nhiên, hậu quả về tài chính thì vẫn còn đó. ACB vẫn đang trả giá đắt cho sai lầm quá khứ.

Trong gần 4 năm qua, ACB vẫn chưa thu hồi được hàng ngàn tỷ đồng nợ vay từ 6 DN liên quan tới bầu Kiên và tiền gửi tại 3 ngân hàng, trong đó có 2 ngân hàng đã bị mua lại với giá 0 đồng là: GPBank và VNCB.

Theo báo cáo tài chính 2015, tính tới cuối 2015, ACB còn khoản tiền gửi các TCTD khác gần 6 ngàn tỷ đồng; các khoản phải thu gần 7 ngàn tỷ đồng,... Đây cũng là điều được ông Đỗ Minh Toàn, TGĐ ACB thừa nhận tại ĐHCĐ hôm 8/4 vừa qua. Hiện tại, theo lãnh đạo ACB, ngân hàng này vẫn đang tìm phương án xử lý thu hồi nợ.

Trước đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát vụ án bầu Kiên, từ giữa 2007 đến tháng 8/2013, thông qua 6 DN, bầu Kiên đã kinh doanh trái phép vàng. Các giao dịch vàng trị giá gần 12 ngàn tỷ đồng và các giao dịch mua bán cổ phần trị giá 9.700 tỷ đồng.

Ba kỳ ĐHCĐ đã qua đi, các cổ đông của ACB vẫn rất lo ngại về khả năng thu hồi các khoản tiền gửi, nợ vay. Những khoản trích lập dự phòng đang bào mòn lợi nhuận của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam này.

Theo M.Hà
VietnamNet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn thiết kế hệ thống ống cấp nước tự chảy

Đường  ống cấp nước  tự chảy là công trình cấp nước tập trung, được xây dựng và sử dụng ở các vùng núi, vùng trung du. Lợi dụng địa hình có sự chênh lệch về độ cao, từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe suối...) được lựa chọn tại các vị trí có độ cao so với khu dân cư, sau khi được tập trung, được sử lý (nếu cần, tức là nguồn nước không được sạch ) ở công trình đầu nguồn sẽ được dẫn xuống điểm tiêu thụ nước tức là khu dân cư ở phía dưới thông qua hệ thống đường  ống nước  (đường  ống nhựa PVC ,  ống HDPE  hoặc đường ống thép, ống gang, ống kim loại tráng kẽm...), cung cấp nước cho các thôn, xóm, bản làng khu dân cư. Tại các điểm dùng nước của cụm dân cư sẽ lắp đặt các trụ vòi hoặc các bể công cộng hoặc các nhánh đường ống vào từng hộ gia đình thông qua đồng hồ đo nước. Khả năng phục vụ của công trình Cấp nước tự chảy là rất lớn có thể cấp nước cho vài chục hộ đến vài trăm và hàng ngàn hộ. Sơ đồ dây truyền công nghệ h...

Trích lập quỹ hàng nghìn tỷ mỗi năm, Vinacomin "vung tay quá trán"

(Ảnh minh hoạ). Kết quả kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV - Vinacomin) cho thấy, v iệc trích lập, quản lý, sử dụng tiền Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường của TKV cơ bản tuân thủ theo hướng dẫn của TKV giai đoạn 2010-2012, Bộ Tài chính giai đoạn 2013-2014 và quy định về quản lý đầu tư xây dựng. Theo quy định, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được trích lập 5 loại quỹ, trong đó Quỹ Thăm dò than - khoáng sản tính tối đa không quá 2% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản và Quỹ Môi trường than - khoáng sản được tính tối đa không quá 1,5% trên tổng doanh thu của các đơn vị sản xuất, chế biến than - khoáng sản. Với doanh thu khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng mỗi năm, khoản trích lập cho riêng 2 loại quỹ trên cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng quỹ của TKV đã để xảy ra nhiều sai só...

Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin

(Ảnh minh hoạ). Các sai sót tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nhắc tới bao gồm cả việc thực hiện thăm dò khi chưa có giấy phép, thăm dò vượt chiều sâu cho phép; Thẩm định, phê duyệt đề án khi chưa được sự cho phép của cơ quan cấp phép thăm dò; các đề án thăm dò ở nước ngoài không thuộc phạm vi được chi từ nguồn Quỹ. TKV cũng thực hiện chỉ định thầu cho các đơn vị vừa lập đề án, vừa thi công không đúng quy định; Thực hiện chỉ đạo, điều chỉnh hệ số đơn giá các đề án khoan thăm dò không đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, ký kết phụ lục hợp đồng ngoài thời gian hiệu lực của hợp đồng gốc; chưa phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc chậm tiến độ hợp đồng, không xử phạt chậm tiến độ do lỗi của đơn vị thi công; Quản lý và hạch toán chi phí thực hiện đầu tư vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Dự án Xử lý chống sạt lở mái ta luy đường nối Quốc lộ 18A và Mỏ than Ngã Hai tại Công ty Than Quang Hanh. Việc quản lý và quyết toán Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường tại TKV hàng năm còn nhiề...